Một chiếc tủ lạnh hay bị đóng tuyết, gây khó chịu khi sử dụng, chiếm diện tích không gian cất thực phẩm và làm các thiết bị trong tủ dễ hư hỏng. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó? Có cách nào giúp hạn chế việc đó không? Các bạn có thể tìm câu trả lời ngay đây.
Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết là như thế nào?
Có thể bạn dễ nhầm lẫn, nhưng tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết khác với tủ lạnh bị đông đá. Hiện tượng này rất hay xuất hiện trên ngăn đông của tủ lạnh. Tại đây, nhiệt độ được thiết lập để làm nước chuyển thành đá hoặc làm đông lại các thực phẩm khác (đây là đông đá). Còn đóng tuyết là những tuyết trắng (đá xốp) bám vào xung quanh thành của tủ lạnh ngày càng dày lên và bám lên đồ bảo quản trong tủ. Nếu như không cải thiện sớm, tình trạng này sẽ gây giảm khả năng làm lạnh, hiệu suất giảm, không gian trong tủ bị hẹp.
Tác hại khi tủ lạnh bị đóng tuyết
Hiện tượng đóng băng trong tủ lạnh đã gây ra rất nhiều phiền toái cho người tiêu dùng, sau đây là 4 tác hại lớn do việc đóng băng trong tủ lạnh gây ra:
- Làm giảm không gian bảo quản thực phẩm và gây khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Giảm hiệu suất làm lạnh, gây hư hỏng thực phẩm ở ngăn tủ lạnh bên dưới.
- Tiếng ồn lớn từ quạt có thể gây khó chịu cho người sử dụng.
- Tốn nhiều năng lượng điện hơn. Bạn nhận thấy vào cuối tháng hóa đơn tiền điện của nhà bạn tăng lên đáng kể nhưng bạn không hiểu tại sao.
Nguyên nhân và cách hạn chế khi tủ lạnh bị đóng tuyết
Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết
- Do thói quen xấu sử dụng tủ lạnh. Bạn thường xuyên mở cửa tủ lạnh và cho thức ăn nóng vào tủ lạnh. Có thể do cửa tủ đông mở nên nhiều không khí và hơi nước lọt vào khiến không khí đi vào tủ lạnh bị đóng băng.
- Do bộ phận làm mát của tủ lạnh gặp trục trặc nên bạn nên gọi thợ đến kiểm tra và sửa chữa để có kết quả nhanh nhất.
- Do cầu chì nhiệt ở ngăn đông bị hỏng. Nếu bộ cầu chì nhiệt bị hỏng, bộ phận thoát nhiệt cũng sẽ ngừng hoạt động khiến đá hình thành trong tủ lạnh.
- Do sò lạnh (âm tủ lạnh) bị tắc nghẽn, làm cho các thanh điện trở bị nóng khi tuyết phủ lên đầy dàn lạnh.
- Do rơ – le (Timer) không được đóng sang tiếp điểm xả đá. Làm cho ngăn mát tủ lạnh không lạnh, làm hư rau củ bên dưới ngăn mát.
Cách hạn chế tủ lạnh bị đóng tuyết
- Không để thức ăn ướt hoặc nóng vào tủ lạnh vì hơi nước bốc lên có thể tạo thành tuyết bên trong tủ lạnh.
- Nếu các bộ phận của tủ lạnh bị hư hỏng vui lòng liên hệ với kỹ thuật viên để kiểm tra, sửa chữa và thay thế. Ví dụ: nếu sò nóng hoặc sò lạnh không hoạt động khiến tủ đông bị đóng băng, người dùng sẽ phải thay thế.
- Thường xuyên kiểm tra xem ống thoát nước có bị tắc không, nếu ống thoát nước bị tắc, nước sẽ chảy ngược vào tủ lạnh, tạo thành sương giá trong tủ lạnh.
Một số lưu ý bảo dưỡng tủ lạnh:
Để một chiếc tủ lạnh luôn được khỏe mạnh, điều bạn cần làm là chú ý bảo dưỡng thường xuyên định kỳ đúng cách. Việc này không chỉ là cách hạn chế tủ lạnh bị đóng tuyết hữu hiệu nhất, mà còn bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các lỗi thông thường khác nữa.
Thà phòng bệnh, còn hơn chữa bệnh, nếu để đến lúc tủ xuất hiện các vấn đề mới tìm cách giải quyết, thì các bộ phận khác đã bị ảnh hưởng rồi. Thay vào đó bảo hãy xem các việc đơn giản dưới đây để giúp cho tuổi thọ của tủ lạnh được lâu bền hơn nhé:
- Sau quá trình dài sử dụng, bạn cũng cần phải để cho tủ lạnh được nghỉ ngơi. Cụ thể là mỗi 2 tuần/ 1 lần tủ lạnh nên được nghỉ. Bạn chỉ cần vặn nút Thermostat đến chữ ON hoặc OFF… trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút. Cuối cùng, bạn đóng mạch này lại và tủ sẽ vận hành như bình thường.
- Bạn cũng nên làm vệ sinh định kỳ cho tủ lạnh như sau: khoảng mỗi 2 tuần khi sử dụng, bạn hãy ngắt nguồn điện, lất tất cả thực phẩm ra ngoài. Sau đó, lấy các khay, kệ ra và chờ tuyết trên dàn lạnh tan hết. Bạn vệ sinh trong tủ bằng cách dùng miếng mút mềm hoặc khăn bông lau cùng nước ấm (có thể lau khô cũng được). Bạn dùng miếng mút nhẹ nhàng lau sạch các ngăn, kệ, có thể dùng một ít chất tẩy rửa nếu như bám bẩn quá cứng. Cuối cùng, rửa sạch sẽ chúng lại bằng nước cho sạch và để ráo, lau khô.
- Bạn có thể giảm điện năng tiêu hao bằng cách không mở tủ khi không cần thiết, không mở nhiều lần hoặc để cửa mở liên tục trong thời gian dài. Người dùng không để những thức ăn còn nhiệt độ cao vào trong tủ. Bạn đừng trữ quá nhiều thức ăn vào tủ và để chúng che mất lỗ thoát khí.
- Khi mới mua tủ lạnh, tốt nhất nên đặt tủ ở những nơi khô ráo thoáng mát, đặt tủ cách tường 10cm. Đặc biệt là bạn không nên sử dụng giấy hay vải phủ lên trên các thiết bị tỏa nhiệt trong tủ như dàn ngưng, dàn nóng.
Một chiếc tủ lạnh nếu được bảo dưỡng đúng và sử dụng một cách hợp lý sẽ ít khi bị đóng tuyết. Ngoại trừ trường hợp bạn mua phải những dòng tủ lạnh bị đóng tuyết, nhưng hiện nay đa số hãng đã khắc phục được điều đó. Nếu như áp dụng những cách trên mà tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết vẫn không giảm thì bạn nên gọi đến các trung tâm sửa chữa địa phương để có cách khắc phục chính xác nhất.